Cấu tạo màng lọc nước RO vô cùng đặc biệt, đem đến khả năng lọc tối đa. Có thể thấy màng lọc RO là trái tim, là bộ phận trong trọng nhất của máy lọc nước. Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màng RO để hiểu sâu về khả năng lọc của màng lọc RO nhé!
Cấu tạo màng lọc nước RO
Cấu tạo màng lọc nước RO có thể chia thành 3 phần. Đó là:
- Bề mặt bên ngoài màng RO: Toàn bộ bề mặt bên ngoài màng RO là một lớp giấy nhựa nhiều lớp. Phần này giúp siết chặt những thứ bên trong.
- Phần ở giữa màng lọc RO: Phần này được cấu tạo bằng lớp đặc biệt, lớp TFC (Thin Film Composite). Chúng được tạo thành nhiều lớp lọc cuộn chồng lên nhau cuốn quanh ống trung tâm theo hình xoắn ốc. Mỗi lớp lọc bao gồm: Lớp đệm, màng lọc, lớp thẩm thấu.
- Phần trục định tâm (còn gọi là ống dẫn nước trung tâm): Ở giữa lõi lọc RO có phần trục. Trên thân trục có 1 dãy lỗ nhỏ để cho nước sau khi thẩm thấu qua các lớp màng lọc đi vào trong ống và cho ra nước tinh khiết.
Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO
Nước nguồn sẽ được chảy qua các lõi lọc số 1, 2, 3 để lọc bỏ các tạp chất có kích thước lớn như phèn, bùn đất, phân tử thuốc trừ sâu...
Sau đó, nước sẽ chảy qua màn lọc RO nhờ vào 1 máy bơm để lọc bỏ những ion kim loại nặng, các vi khuẩn có trong nước, các chất độc như asen hay các chất gây ung thư...
Nước sạch sau khi lọc qua màng lọc RO sẽ được dẫn xuống bình chứa nước, phần nước thải sẽ được dẫn ra ngoài (lượng nước thải này có thể tái sử dụng lại được). Lượng nước lọc được tầm khoảng 40% và thải khoảng 60% (tùy từng model). Ví dụ bạn lọc 10 lít nước sẽ được 4 lít nước sạch và xả ra khoảng 5 - 6 lít nước không uống trực tiếp.
Nước sau khi được lọc và chứa ở bình khi bạn vặn nước ở vòi, nước sẽ được dẫn qua các lõi lọc số 4, 5, 6, 7, 8 hoặc 9 để bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, trung hoà axit, cân bằng độ PH cho nước trước khi chảy ra để bạn sử dụng.